Tinh dầu tần dầy lá – tinh dầu húng chanh

tan-day-la

Tinh dầu tần dầy lá – tinh dầu húng chanh

Tên tiếng Anh: Coleus Leaf Oil

Tên gọi khác: Tinh đầu tần dây lá

Thành phần chiết xuất: Lá

Phương pháp chiết xuất: Hơi nước

Cây Húng Chanh hay còn gọi là Tần Lá Dày, cây Dương tử tô, Rau thơm lông là loại cây thân thảo, sống lâu năm, cao 20–50 cm. Phần thân sát gốc hoá gỗ. Lá mọc đối, dày cứng, giòn, mọng nước, mép khía răng tròn. Thân và lá dòn, mập, lá dày có lông mịn, thơm và cay.

Cây húng chanh được trồng làm thuốc và làm rau ăn nhiều nơi ở Việt Nam. Trong lá Húng chanh có tinh dầu, thành phần chủ yếu là cavaron – đây là hợp chất phenolic có khả năng ức chế nhiều loại vi khuẩn gây bệnh, điều này giải thích tại sao tinh dầu húng chanh có hoạt tính kháng sinh mạnh. Hai mặt lá húng chanh màu xanh lục nhạt. Hoa nhỏ,4 tiểu nhị, màu tím đỏ, mọc thành bông ở đầu cành. Quả nhỏ, tròn, màu nâu. Toàn cây có lông rất nhỏ và thơm như mùi chanh nên được gọi là húng chanh.

Tác dụng của tinh dầu húng chanh

Theo những nghiên cứu gần đây, tinh dầu Húng Chanh còn có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn như Staphylococcus, Shigella flexneri, sonnei, Shiga, B. subtilis, Es. coli, Streptococcus, D. pneumoniae,…

Tinh dầu nguyên chất húng chanh có mùi thơm như chanh rất dễ chịu và có nhiều công dụng. Tinh dầu Húng Chanh có tác dụng chữa cảm, cúm, sốt cao, sốt không ra mồ hôi được, viêm phế quản, ho, hen, ho ra máu, viêm họng, khản tiếng, nôn ra máu, chảy máu cam

Kết quả nghiên cứu trên đã xác nhận tinh dầu Húng chanh có tính chất kháng sinh mạnh, chữa được nhiều bệnh, phù hợp với kinh nghiệm chữa bệnh cổ truyền của dân tộc ta.

Công thức pha chế tinh dầu húng chanh

Chữa cảm cúm, cảm sốt, nhức đầu, nghẹt mũi, ho đờm: Lấy 15-20gr tinh dầu húng chanh giã vắt lấy nước cốt để uống, hoặc có thể cho thêm gừng, hành (mỗi loại 12gr) đem nấu uống và xông cho ra mồ hôi.

Chữa sốt cao không ra mồ hôi: Lấy 20gr lá húng chanh, 15gr lá tía tô, 5gr gừng tươi (cắt lát mỏng), 15gr cam thảo đất. Tất cả đem nấu lấy nước dùng lúc nóng ấm để cho ra mồ hôi.

Trị ho, viêm họng: Hái vài lá húng chanh nhai, ngậm, rồi nuốt nước.

Chữa viêm họng, viêm thanh quản: Dùng 20gr húng chanh, 15gr kim ngân hoa, 15g sài đất, 12gr xạ can, 12gr cam thảo đất, đem tất cả nấu lấy nước dùng.

Trị chảy máu cam: ấy 20gr húng chanh, 15gr trắc bá (sao đen), 10gr hoa hòe (sao đen) và 15gr cam thảo đất. Đem nấu lấy nước dùng một ngày với lượng như trên; hoặc lấy lá tần vò nát rồi nhét vào bên mũi chảy máu.

Trị ho: 15gr húng chanh, 5gr lá chanh, 5gr vỏ quýt, 3gr gừng tươi, 10gr đường phèn. Đem nấu uống ngày một thang.

Chữa đau nhức do ong đốt: Dùng 20gr húng chanh, một tí muối ăn (loại muối hạt) đem giã nhỏ hoặc nhai kỹ, nuốt nước, còn bã thì đắp vào chỗ ong đốt.

Trị nổi mề đay: Dùng lá tần nhai nuốt nước, bã thì đắp hay xoa xát lên những vùng da nổi mề đay.

Ngoài ra, người ta còn dùng lá tần làm rau sống, ăn với gỏi cá cũng rất thơm ngon…

Chú ý khi sử dụng tinh dầu húng chanh

* Không ăn, uống hay để tinh dầu húng chanh rớt vào mắt và vùng nhạy cảm

* Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng

* Phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ dưới 6 tuổi, người bệnh kinh niên dùng có sự chỉ định của bác sĩ

* Không bôi tinh dầu vào vết thương hở

* bảo quản tinh dầu nơi thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp.

* Không tiếp tục sử dụng tinh dầu nếu phát hiện có mùi, màu sắc lạ hoặc khi bị dị ứng xảy ra.

Chia sẻ:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *